Thặng Dư Vốn Cổ Phần Là Gì ?

Thặng dư vốn cổ phần là gì ? Các vấn đề xoay quanh thuật ngữ thặng dư vốn cổ phần, cách tính cũng như những cập nhật về quy định mới nhất như thế nào thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của hnegov.vn để giải mã từ khóa ” thặng dư vốn cổ phần” và những vấn đề liên quan nhé !

thặng dư vốn cổ phần là gì ?

 

Nội dung bài viết

Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Trước hết, ta cần hiểu “vốn cổ phần” là số tiền được các cổ đông góp vào một công ty để hưởng được lợi nhuận sau thuế [ lợi nhuận ở đây được sinh ra theo sự phát triển của công ty, doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ].

Vốn chủ sở hữu là vốn được góp từ chủ doanh nghiệp và các thành viên cổ đông trong công ty. Vốn cổ phần là phần vốn đã thực hiện góp bằng việc mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty, doanh nghiệp.

Để đẩy vốn cổ phần tăng lên, thì công ty hay doanh nghiệp phải thực hiện việc phát hành bán cổ phiếu và thường xuyên đánh giá để tăng hiệu quả sử dụng vốn, từ đó đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp thu hút các cổ đông, nhà đầu tư.

Khoản chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá thực tế công ty phát hành chào bán được gọi là thặng dư vốn cổ phần hay còn gọi là thặng dư vốn. Trong đó:

  •  Phát hành cổ phiếu: là hình thức kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư vào doanh nghiệp với mục đích gia tăng nguồn vốn sẵn có.
  • Mệnh giá cố phiếu: là khoản giá trị được doanh nghiệp định mức sẵn, còn gọi là giá trị danh nghĩa.
  • Giá phát hành cổ phiếu: là giá thực tế để các nhà đầu từ cần đáp ứng để sở hữu được cổ phiếu đó.

Thông thường thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc các công ty phát hành thêm cổ phiếu, khoản thặng dư có được sẽ chuyển thành cổ phần sau đó kết chuyển thành vốn đầu tư cho chủ sở hữu trong tương lai.

Thặng dư cổ phần được tính theo công thức sau:

Thặng dư cổ phần = ( Giá phát hành – Mệnh giá cổ phiếu ) x Số lượng cổ phiếu phát hành

Quy định về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp

Thặng dư vốn cổ phần là vấn đề rất được quan tâm và đóng một vai trò khá quan trọng trong kinh doanh doanh nghiệp. Vì thế, thặng dư vốn cổ phần hay còn gọi là thặng dư vốn được sở hữu những quy định riêng biệt và cụ thể do Bộ Tài Chính đưa ra rõ ở “ Thông tư 19/2003/TT-BTC về việc hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần với những nội dung sau:

  • Hạch toán:

Khoản tiền chênh lệch từ việc bán cổ phiếu với giá trị cao hơn mệnh giá được ấn định vẫn sẽ được hạch toán trong tài khoản ở phần thặng dư vốn. Nhưng khoản tiền này không được hạch toán vào hoạt động thu nhập của doanh nghiệp.

  • Không bị tính thuế:

thặng dư cổ phần năm 2022

Về bản chất, thặng dư vốn cổ phần vẫn chỉ là nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để chia thặng dư vốn cổ phần bằng cổ phiếu không phát sinh thu nhập của đơn vị phát hành cổ phiếu nên khi nhận được khoản thu nhập bằng cổ phiếu này, doanh nghiệp được chia thặng dư vốn bằng cổ phiếu không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì khoản thặng dư cổ phần không phải tính thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp.

  • Chênh lệch giảm:

Trong các hoạt động, doanh nghiệp sẽ gặp những tình huống phải bán cổ phiếu mới phát hành với giá trị nhỏ hơn mệnh giá niêm yết trên cổ phiếu. Phần chênh lệch giảm trong tổng nguồn vốn sẽ xuất hiện.

Phần chênh lệch này sẽ không cần hạch toán trong mục chi phí. Thay vào đó, khoản thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để bù đắp vào.

Trường hợp, khoản thặng dư vốn cổ phần không đủ để bù đắp thì kế toán của doanh nghiệp sẽ sử dụng đến lợi nhuận sau thuế ( không phải lợi nhuận trước thuế) và số tiền thu được từ các loại quỹ đóng góp của công ty.

  • Điều chỉnh tăng vốn cổ phần:

thặng dư vốn cổ phần

Trong vài trường hợp, doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh tăng vốn hoạt động như:

Để được tăng vốn điều lệ bằng việc kết chuyển khoản thặng dư vốn cổ phần sang. Yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện về khoản chênh lệch tăng giữa giá bán so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ. Dựa trên số lượng cổ phiếu đã bán ra, trong hoạt động kêu gọi vốn bằng cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ phát hành ra một lượng cổ phiếu nhất định.

Nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể bán ra hết số lượng cổ phiếu phát hành cho các nhà đầu tư, nhất là các công ty cổ phần mới thành lập. Lúc này, doanh nghiệp chỉ dược phép tăng vốn điều lệ dựa trên khoản chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của cổ phiếu trong thặng dư vốn với tổng giá vốn của lượng cổ phiếu chưa bán.

Ở trường hợp, tổng phần của cổ phiếu quỹ chưa được bán bằng nguồn vốn thặng dư, thì lúc này công ty không thể điều chỉnh để tăng vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.

Nếu doanh nghiệp tăng vốn bằng thặng dư vốn cổ phần thì phần thặng dư sẽ được chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu theo tỷ lệ sở hữu của từng cổ đông. Cơ bản, thủ tục tăng vốn bằng thặng dư vốn cổ phần là tương đương với việc tăng vốn bằng chia cổ tức.

Quy định về chứng khoán liên quan đến thặng dư vốn cổ phần

Các công ty cổ phần khi thực hiện các thủ tục về chào bán cổ phiếu, trái phiếu phải đáp ứng các quy định của pháp luật chứng khoán liên quan đến thặng dư vốn cổ phần, với những nội dung cụ thể như sau:

  • Khi công ty cổ phần chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng với giá thấp hơn mệnh giá thì phải có đủ thặng dư vốn cổ phần căn cứ trên các báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán đủ bù đắp phần thặng dư âm phát sinh do chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá.
  • Công ty cổ phần đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng mà giá chuyển đổi, giá phát hành cổ phiếu để thực hiện quyền thấp hơn mệnh giá, việc chuyển đổi, thực hiện chỉ được thực hiện khi tổ chức phát hành có đủ thặng dư vốn cổ phần để bù đắp phần thặng dư âm phát sinh do phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá.
  • Và các quy định khác theo pháp luật Việt Nam.

Ví dụ thặng dư cổ phần

  • Ví dụ 1: Công ty cổ phần ABC phát hành 500.000 cổ phiếu với giá 150.000 đồng/ cổ phiếu, dự kiến huy động được 75.000.000.000. Tuy nhiên, do nhận thấy tiềm năng thị trường nên các nhà đầu tư đã mua cổ phần với giá cao hơn so với giá phát hành 170.000 đồng/ cổ phần. Công ty ABC thu về được 85.000.000.000. Suy ra, thặng dư vốn cổ phần trong trường hợp này là: (170.000 -150.000 ) x 500.000 = 10.000.000.000 đồng
  • Ví dụ 2: Công ty cổ phần XYZ phát hành 200.000 cổ phiếu với giá 200.000 đồng/ cổ phiếu, dự kiến sẽ huy động được nguồn vốn là 20.000.000.000 đồng. Nhưng vì nhu cầu sử dụng của thị trường tăng cao vượt trội nên công ty quyết bán ra với giá trị 280.000 đồng/ cổ phiếu, cho đến khi bán ra hết số cổ phiếu đó. Công ty XYZ thu về được 28.000.000.000 đồng. Như vậy có nghĩa 8.000.000.000 đồng là khoản thặng dư vốn cổ phần của công ty XYZ.

Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phiếu và khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, kết chuyển vào vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai.

Khoản thặng dư này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho tới khi được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty, doanh nghiệp.

Tăng và giảm vốn điều lệ thặng dư cổ phần

thặng dư vốn cổ phần và cập nhật mới nhất

  • Cách tăng vốn điều lệ thặng dư:

Trong 2 trường hợp sau đây, vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được phép điều chỉnh tăng:

– Trường hợp 1: Khi kết chuyển phần thặng dư vốn với mục đích tăng vốn điều lệ. Lưu ý, kết chuyển thặng dư vốn cần đáp ứng đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng được tính từ giá bán so với giá vốn mua vào trong cổ phiếu quỹ. Lúc này, công ty có thể sử dụng tất cả phần chênh lệch nhằm mục đích tăng vốn điều lệ lên.

– Trường hợp 2: Trong trường hợp nếu chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu chưa được bán ra, có bổ sung tăng khoản vốn điều lệ. Khi phần vốn của cổ phiếu quý chưa được bán lớn hơn hoặc bằng nguồn vốn, thì công ty sẽ không thể tự điều chỉnh để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn đó.

  • Cách giảm vốn điều lệ thặng dư:

Điều kiện giảm vốn điều lệ là khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do thay đổi ngành nghề, thu hẹp quy mô hoặc bị buộc phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ.

Ngoài ra, có thể giảm vốn khi công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, có số lỗ lũy kế bằng 50% vốn của tất cả các cổ đông trở lên, nhưng công ty, doanh nghiệp chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

Kết luận

Đồng hành cùng hnegov.vn qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng đã giải đáp được những vấn đề thắc mắc xoay quanh từ khóa “thặng dư cổ phần là gì ?” Nắm được công thức tính cũng như những quy định được cập nhật mới nhất về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp và quy định về chứng khoán liên quan đến thặng dư vốn cổ phần để áp dụng vào công việc, học tập hiệu quả và có thể hoạt động tốt hơn trong kinh doanh và đầu tư. Chúc bạn thành công trong học tập,hoạt động kinh doanh và lĩnh vực đầu tư nhé !

Tham khảo thêm bài đọc hữu ích khác : 

Tỷ Suất Sinh Lời Kỳ Vọng Là Gì? Công Thức Tính Tỷ Suất Sinh Lời Kỳ Vọng
Joint Venture là gì? 4 hình thức của Joint Venture
About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}