Chính sách tiền tệ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi lạm phát và kiểm soát đồng tiền. Để có thể hiểu rõ chính sách tiền tệ là gì và các loại chính sách tiền tệ hiện nay, mời bạn đọc bài viết bên dưới.

Nội dung bài viết

Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ

Bởi vì nền kinh tế của nước ta chịu nhiều tác động từ nền kinh tế của thế giới, chính phủ phải thực hiện nhiều chính sách kinh tế vĩ mô để có thể ổn định thị trường và đảm bảo rằng nền kinh tế đất nước luôn phát triển ở mức ổn định.

Chính sách tiền tệ là một bộ công cụ mà ngân hàng nhà nước trung ương của một quốc gia sử dụng để quản lý và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế một cách bền vững. Bằng cách kiểm soát nguồn cung tổng thể có sẵn cho các ngân hàng, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước thì chính phủ có thể kiểm soát hệ thống tiền tệ nước mình và hạn chế lạm phát ở mức tối đa.

Bộ Tài chính của Việt Nam có thể tạo ra tiền, tuy nhiên Cục Dự trữ Liên bang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung tiền trong nền kinh tế, phần lớn là thông qua thị trường mở của nước ta (OMO).

Mục tiêu là giữ cho nền kinh tế luôn hoạt động với tốc độ không quá lạnh cũng không quá nóng. Ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất vay để hạn chế chi tiêu hoặc giảm lãi suất vay để thúc đẩy việc vay và chi tiêu nhiều hơn.

Vũ khí chính của chính sách tiền tệ là tiền của quốc gia. Nói một cách đơn giản, ngân hàng Trung ương ấn định mức phí để cho các ngân hàng trong nước vay tiền. Khi tăng hoặc giảm lãi suất, tất cả các tổ chức tài chính trong nước cũng phải điều chỉnh tỉ lệ đó đối với khách hàng của họ (từ các danh nghiệp lớn vay vốn cho các dự án lớn đến người mua nhà đăng kí thế chấp).

Tất cả các khách hàng đó đều rất nhạy cảm với tỉ giá, họ sẽ có xu hướng đi vay khi lãi suất thấp và đi ngừng vay khi lãi suất cao.

Vai trò của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là sự kiểm soát số lượng tiền có sẵn trong nền kinh tế và các kênh cung ứng tiền mới. Bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước có thể tạo ra một sức ảnh hưởng nhất định lên các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm lạm phát, tốc độ tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và thanh khoản tổng thể.

Ngoài việc điều chỉnh lãi suất, ngân hàng Trung ương có thể mua hoặc bán trái phiếu chính phủ, điều chỉnh tỷ giá đối hối đoái (ngoại hối) và điều chỉnh lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải duy trì làm dự trữ.

Các nhà kinh tế, nhà phân tích và nhà đầu tư thường rất trông chờ vào các quyết định của chính sách tiền tệ, thậm chí họ cũng thường tìm hiểu về biên bản cuộc họp được thảo luận trong chính sách tiền tệ. Đây là tin tức có tác động lâu dài đến nền kinh tế quốc gia nói chung cũng như các ngành và thị trường nói riêng.

2 loại chính sách tiền tệ hiện nay

Chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ

Nếu một quốc gia đang đối mặt với sự phát triển chậm chạp hoặc sự suy thoái của nền kinh tế, cơ quan quản lí tiền tệ sẽ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh tế.

Khi diễn ra chính sách tiền tệ mở rộng, cơ quan quản lí tiền tệ thường giảm lãi suất để thúc đẩy việc chi tiêu của người dân, khiến cho mọi người không còn xu hướng dự trữ và tiết kiệm tiền.

Tăng tổng cung tiền trên thị trường nhằm thúc đẩy đầu tư và chi tiêu của người tiêu dùng. Lãi suất giảm có nghĩa là các doanh nghiệp và cá nhân có thể được vay tiền với nhiều điều kiện có lợi hơn so với bình thường.

Rất nhiều nền kinh tế trên thế giới (Mỹ, Canada, Nhật Bản,..) đã áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2008, giữ lãi suất luôn ở mức rất thấp gần bằng 0 hoặc thậm chí là ở mức 0.

Chính sách tiền tệ thu hẹp

Chính sách tiền tệ

Ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng, Chính phủ dùng chính sách tiền tệ thu hẹp để làm tăng lãi suất nhằm làm chậm tốc độ tăng cung tiền và làm giảm hoặc ngăn ngừa lạm phát.

Mặc dù áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và thậm chí làm tăng tỉ lệ thất nghiệp cảu đất nước, nhưng chính sách này thường được coi là cần thiết để hạ nhiệt nền kinh tế và giữ giá cả trên thị trường nằm trong tầm kiểm soát.

Nói về một ví dụ điển hình cho sự hiệu quả của chính sách này thì chúng ta có thể nhắc tới cuộc lạm phát cao tại Mỹ vào năm 1980. Vào lúc đó, cục Dự trữ Liên bang Hoa Kì đã nâng lãi suất chuẩn lên mức kỉ lục là 20%. Mặc dù việc này có tỷ lệ cao gây ra suy thoái, nhưng nó đã xoay sở để đưa lạm phát trở lại phạm vi mong muốn từ 3% đến 4% trong vài năm sau.

Các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ

Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là việc ngân hàng Nhà nước gây ra tác động và ảnh hưởng lên lượng dự trữ và việc cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước bằng cách mua bán chứng khoán và các loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn trên thị trường mở.

Trên thị trường mở, khi ngân hàng Nhà nước mua chứng khoáng thì sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại tăng lượng tiền dự trữ cũng như là lượng cung tiền của mình. CÒn khi ngân hàng Nhà nước bán chứng khoán thì có nghĩa là lượng cung tiền trên thị trường sẽ giảm.

Lãi suất chiết khấu

Công cụ thứ hai mà ngân hàng trung ương sử dụng là công cụ lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu là phần lãi suất được tính cho các tổ chức tài chính trong nước và các ngân hàng đối với những khoản vay ngắn hạn mà họ nhận được từ ngân hàng nhà nước.

Lãi suất chiết khấu đóng vai trò là một chỉ báo quan trọng về tình trạng tín dụng trong nền kinh tế. Bởi vì việc tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu làm thay đổi chi phí đi vay của các ngân hàng, do đó lãi suất mà họ tính trên các khoản vay và điều chỉnh lãi suất này được coi là một công cụ để chống lại suy thoái hoặc lạm phát trong nền kinh tế.

Tỷ lệ chiết khấu cũng được sử dụng để đối phó với thâm hụt cán cân thanh toán và điều chỉnh sự luân chuyển vốn quốc tế.

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc

Các nhà chức trách cũng có thể thao túng các yêu cầu về dự trữ tiền tệ. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc hay còn gọi là dự trữ bắt buộc là tỉ lệ giữ tiền gửi và tiền mặt mà các ngân hàng thương mại phải tuân theo để đảm bảo rằng ngân hàng đó luôn đáp ứng được khả năng thanh khoản.

Việc hạ thấp yêu cầu dự trữ này sẽ giải phóng nhiều vốn hơn, tạo nhiều cơ hội để các ngân hàng cho vay hoặc mua các tài sản khác. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm tỉ lệ cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng.

Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà ngân hàng nhà nước bắt bược các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tuân theo khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Đây là một công cụ mà ngân hàng trung ương dùng để tác động trực tiếp nhằm kiểm soát và khống chế khối lượng tín dụng của tất cả các tổ chức tín dụng.

Nếu ngân hàng nhà nước tăng hạn mức tín dụng thì sẽ khiến cung của tiền tăng, ngược lại, khi ngân hàng nhà nước quyết định giảm hạn mức tín dụng thì cung tiền cũng sẽ giảm theo.

Tái cấp vốn

Nói một cách đơn giản, đây là hình thức mà ngân hàng nhà nước cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại bằng việc mua bán các loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn. Việc này tạo cho các ngân hàng thương mại một nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện để thanh toán.

Công cụ tái cấp vốn giúp ngân hàng nhà nước tăng lượng tiền cung ứng đối với nền kinh tế nước nhà.

Tỉ giá hối đoái

Tỉ giá hối đoái thể hiện giá trị của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Tỉ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng trong xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán trên thị trường quốc tế.

Đây thực chất chỉ là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ chứ không phải là một công cụ chính sách tiền tệ bởi vì nó không làm ảnh hưởng tới lượng tiền tệ lưu thông trong nước.

Sự khác nhau giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính

Chính sách tiền tệ được ban hành bởi một ngân hàng nhà nước và có nhiệm vụ phải giữ cho nền kinh tế phát triển đồng đều và ổn định. Mục đích chính là bảo vệ giá trị của đồng tiền, giữ cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp và duy trì tăng trưởng kinh tế ở một tốc độ ổn định. Để đạt được điều này, chính sách tiền tệ chủ yếu thao túng lãi suất, do đó làm tăng hoặc giảm tỷ lệ đi vay, chi tiêu và tiết kiệm của người tiêu dùng và ngân hàng thương mại.

Chính sách tài chính thì do Chính phủ của một quốc gia ban hành. Nó liên quan đến việc chi tiêu tiền của người đóng thuế để thúc đẩy việc hồi phục kinh tế. Chính sách tài chính liên quan tới việc gửi tiền trực tiếp hoặc gián tiếp, để tăng chi tiêu và tăng trưởng phí.

Chính sách tiền tệ linh hoạt như thế nào?

Chính sách tiền tệ sẽ được thay đổi linh hoạt theo tình hình kinh tế trong nước cũng như là linh hoạt theo sự ảnh hưởng và tác động của nền kinh tế thế giới đối với đất nước ta. Mục tiêu của chính sách tiền tệ luôn là ưu tiên cho sự ổn định giá trị của đồng tiền, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và kiểm soát lạm phát.

Kết luận

Hnegov.vn mong rằng thông qua các thông tin và ví dụ được cung cấp trong bài viết, bạn đã có thể phần nào giải đáp được chính sách tiền tệ là gì và hiểu rõ hơn về cách mà chính sách tiền tệ hoạt động.

Xem thêm các bài viết khác

 

About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}