Tỷ Suất Sinh Lời Kỳ Vọng Là Gì?

Tài Chính Thịnh Vượng sẽ cung cấp đầy đủ mọi thông tin về tỷ suất sinh lời kỳ vọng là gì? Công thức tính phổ biến và ý nghĩa của tỷ suất sinh lời kỳ vọng như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng là gì?

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng được hiểu là phần trăm lợi nhuận có được từ số vốn đầu tư ban đầu. Tỷ suất này được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm giữa mức lợi nhuận thu được và giá trị khoản vốn đầu tư đã bỏ ra. Khi tỷ suất sinh lời càng lớn thì lợi nhuận nhà đầu tư nhận được càng nhiều.

Công thức tính tỷ suất sinh lời phổ biến hiện nay

công thức tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng

Trên thị trường tài chính, rất khó để có thể xác định chính xác tỷ suất sinh lời mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chúng ta có thể tính được gần đúng mức sinh lời dựa vào lịch sử mạng lưới các chỉ số và xu hướng thị trường.

Vì vậy, Tài Chính Thịnh Vượng sẽ đưa ra những công thức tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho từng lĩnh vực đầu tư cụ thể.

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng có ý nghĩa như thế nào?

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thị trường tài chính. Việc nắm rõ tỷ suất sinh lời kỳ vọng là gì và các vấn đề liên quan giúp nhà đầu tư có chiến lược mua, bán tốt nhất. Tỷ suất sinh lời giúp nhà đầu tư ước lượng được khoản lợi nhuận có thể thu về, tức là có thể tính được số tiền lãi từ số vốn đầu tư ban đầu. Nó còn là thước đo đã được quy chuẩn hóa nên các nhà đầu tư có thể dễ dàng áp dụng.

Nhưng, không có một chỉ số nào là hoàn toàn hoàn hảo cả. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng vẫn tồn tại một số hạn chế trong quá trình đầu tư. Nó bỏ qua giá trị thời gian của tiền tệ. Giá trị thời gian của tiền tệ chính là mức giá trị ở hiện tại cao hơn mức giá trị trong tương lai. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng chỉ xác định được lợi nhuận mong  muốn chứ không xác định được thời gian đầu tư của các dự án.

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của trái phiếu

Đầu tiên, ta cần hiểu tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của trái phiếu là gì? Đó là tỷ lệ giữa thu nhập của một khoản đầu tư so với giá mua ban đầu. Thu nhập của một khoản đầu tư được tính bằng tổng của chênh lệch giá mua với giá bán và phần lãi của trái phiếu.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu như sau:         

       R =  ⌈(P1-P0+D1):P0⌉x100% 

Trong đó:

  • R: tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng
  • P1: giá trái phiếu bán cuối năm
  • P0: giá trái phiếu mua đầu năm
  • D1: lãi suất trái phiếu được trả trong năm

Ví dụ: Đầu năm, trái phiếu có giá mua vào là 95$. Cuối năm, giá trái phiếu bán ra là 100$. Lãi suất là 10%. Tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của trái phiếu trên.

                       R = ⌈(100-95+10):95⌉x100%  = 15,79%

Vậy tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của trái phiếu này trong một năm là 15,79%.

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu được hiểu là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập của một khoản đầu tư so với giá mua ban đầu. Thu nhập của một khoản đầu tư được tính bằng tổng của chênh lệch giá mua với giá bán và phần lãi của cổ phiếu.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu cũng tương tự như trái phiếu:

                     R =  ⌈(P1-P0+D1):P0⌉x100%

Trong đó:

  • R: tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng
  • P1: giá cổ phiếu bán cuối năm
  • P0: giá cổ phiếu mua đầu năm
  • D1: lãi suất cổ phiếu được trả trong năm

Giả sử, toàn bộ lợi nhuận cổ phiếu của nhà đầu tư được đem đi tái đầu tư trong nhiều năm và cũng thu được mức sinh lời, gọi khoảng thời gian đó là t năm, thì Tổng tỷ suất lợi nhuận là:  

       Rt = ⌈(1+R1)x(1+R2)x(1+R3)x…x(1+Rt)-1⌉x100%

Ví dụ: Một mã cổ phiếu có mức sinh lời trong 3 năm lần lượt là 25%, -7%, 14%, vậy tổng tỷ suất sinh lời là bao nhiêu?

        R3= ⌈(1+25)x(1-7)x(1+14)-1⌉x 100% = 32,525%

Vậy trong 3 năm, tổng tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu trên là 32,525%.

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một khoản đầu tư 

Tính toán tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một khoản đầu tư là việc tính xác suất sinh lời tiềm năng của các khoản đầu tư. Xác suất này có thể được rút ra từ những nghiên cứu dữ liệu lịch sử của khoản đầu tư trong giai đoạn trước đó.

Giả sử, bạn bỏ vốn đầu tư một cổ phiếu A trong vòng 10 năm. Nó có xác suất 20% mang lại lợi tức đầu tư 15% trong 2 năm, xác suất 50% mang lại lợi tức đầu tư 10% trong 5 năm, xác suất 30% dẫn đến thua lỗ 5% trong 3 năm.

Khi đó, tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu A được tính như sau:      

             RA = 0.2×15% + 0.5×10% + 0.3x(-5%) = 6.5%

Do đó, lợi nhuận trung bình dài hạn của cổ phiếu A là 6.5%.

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư chính là giá trị trung bình có trọng số của tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cho từng yếu tố tạo nên danh mục đó. Trọng số của các yếu tố cấu thành được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị của danh mục.

Chẳng hạn, danh mục đầu tư bao gồm các khoản đầu tư vào 3 loại cổ phiếu A, B,C. 2 tỷ được đầu tư vào cổ phiếu A, 5 tỷ được đầu tư vào cổ phiếu B, 3 tỷ được đầu tư vào cổ phiếu C. Giả sử tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cho cổ phiếu A, B, C đã được tính toán lần lượt là 15%, 10% và 20%. Lúc này, tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư được tính như sau:

          R = 0.2×15% + 0.5×10% + 0.3×20% = 14%

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là 14%. Trong khi tỷ suất lợi nhuận trung bình của 3 cổ phiếu trên là 15%, nghĩa là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng đang thấp hơn so với giá trị trung bình. Con số này cho thấy một nửa số vốn của nhà đầu tư đang đặt vào loại cổ phiếu có tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất.

Đo lường tỷ suất sinh lời mong đợi bằng mô hình CAPM

Mô hình CAPM là mô hình được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính để đo lường tỷ suất sinh lời mong đợi của chứng khoán. Mô hình này biểu thị mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời mong đợi của một tài sản so với rủi ro của chính tài sản đó.

Tỷ suất sinh lời mong đợi trong mô hình CAMP được tính bằng công thức:

           K = Rf(Rm– Rf)

Trong đó:

  • Rf: lãi suất phi rủi ro
  • ß: mức độ rủi ro của chứng khoán
  • Rm– Rf: phần bù rủi ro của thị trường

Ví dụ: Cổ phiếu X có lãi suất phi rủi ro là 7%, mức bù rủi ro của thị trường là 8,5%. Nếu hệ số của công ty là 0,8 thì tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu X là bao nhiêu?          

          K = 7% + 0,8×8,5% = 13,8%

Câu hỏi được đặt ra là “tại sao lại tính được lãi suất phi rủi ro?”, “hệ số ở mỗi loại cổ phiếu lại khác nhau?”. Những băn khoăn này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Rflãi suất phi rủi ro là loại lãi suất mà ở đó tỷ lệ rủi ro của tài sản đã đầu tư gần như bằng 0, thường là lãi suất của trái phiếu chính phủ. Bên vay chắc chắn sẽ trả bạn tiền lãi kèm khoản vốn bỏ ra ban đầu.

ß- hệ số beta là đại lượng dùng để phân loại chứng khoán theo mức độ rủi ro so với thị trường. Nếu Beta càng lớn, cổ phiếu sẽ biến động so với thị trường càng mạnh đồng nghĩa là cổ phiếu đó càng nhiều rủi ro.

Khi hệ số ß=0 thì tỷ suất sinh lời bằng với lãi suất phi rủi ro.

Khi hệ số ß=1 thì chứng khoán có rủi ro bằng với rủi ro thị trường.

Khi hệ số ß<1 thì chứng khoán có rủi ro nhỏ hơn rủi ro thị trường.

Khi hệ số ß>1  thì chứng khoán có rủi ro lớn hơn rủi ro thị trường.

Như vậy, khi chứng khoán có rủi ro nhỏ hơn rủi ro thị trường mà thị trường có gặp rủi ro, lúc này chứng khoán  sẽ gặp ít rủi ro hơn.

CAPM là mô hình được sử dụng rất rộng rãi hiện nay và đề cấp đến nhiều yếu tố như các hệ số, chỉ số rủi ro của thị trường. Nó phản ánh rõ mối quan hệ giữa biến động của lãi suất và cơ hội đầu tư trong thực tế. Tuy nhiên, CAPM vẫn còn một số hạn chế nhất định như dễ thay đổi ở những thời điểm định giá khác nhau và tương đối khó áp dụng đối với những người mới bước vào đầu tư chứng khoán.

Kết luận

tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng để đầu tư hiệu quả

Hiện nay, rất nhiều sàn giao dịch có thể giúp nhà đầu tư bỏ vốn một cách dễ dàng. Nhưng bỏ vốn đầu tư sao cho đem lại lợi nhuận cao và không thua lỗ thì không hề dễ dàng, đòi hỏi nhà đầu tư cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng và có tầm nhìn xa. Bởi thị trường hiện nay quá nhiều biến động, ngay cả các  chuyên gia lâu năm trong ngành tài chính cũng khó dự đoán chính xác.

Trên đây là toàn bộ bài phân tích của hnegov.vn về Tỷ suất sinh lời kỳ vọng và những thông tin liên quan. Chúng tôi hy vọng đây là nguồn tài liệu hữu ích cho các nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường tài chính. Bài viết này có thể giúp nhà đầu tư lập kế hoạch bỏ vốn đầu tư hợp lý và lèo lái doanh nghiệp của mình tiến xa hơn.

Tham khảo thêm bài viết:

WACC Là Gì? Thông Tin Cần Biết Về WACC

Outsourcing Là Gì? Các Hình Thức Outsourcing Bạn Cần Biết

About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}