Trong hoạt động kinh doanh lợi nhuận gộp là một trong số những khía cạnh mà mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp xác định được tiền lãi thu được sau khi hoàn tất việc bán hàng. Vậy, lợi nhuận gộp là gì? Làm thế nào để tính được lợi nhuận gộp? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm được đáp án chính xác nhất.

Nội dung bài viết

Định nghĩa về lợi nhuận gộp

Thuật ngữ lợi nhuận gộp hơn một lần xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, từ giảng đường cho đến nơi làm việc. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, câu hỏi lợi nhuận gộp là gì luôn được nhắc đến trong các buổi hội họp hoặc thường được nhìn thấy trên các bảng báo cáo kinh doanh.

Khái niệm lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là sự chênh lệch về tiền doanh thu và tiền chi phí của tất cả các mặt hàng hóa bán ra của doanh nghiệp.

Hay hiểu cách khác lợi nhận gộp là số tiền lời thu được sau khi bán hàng đã trừ đi các chi phí liên quan như: nguyên vật liệu, thiết bị, phí vận chuyển, nhân công trực tiếp, …

Thông qua việc giám sát và xác định lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp quản lý việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp cao cho thấy tình hình tài chính của công ty đang phát triển thuận lợi.

Lợi nhuận gộp cho ta biết một đồng doanh thu mang về sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.

Để đánh giá một doanh nghiệp có thật sự hoạt động hiệu quả khi sử dụng nguồn nhân lực và nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh hay không, ta thường dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận gộp trên báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp đó.

Những loại chi phí biến đổi sau có ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp:

Chi phí nhân công, bao gồm nhân viên chính thức và thời vụ.

Chi phí nguyên vật liệu sản xuất.

Chi phí khấu hao tài sản và thiết bị sản xuất.

Chi phí phục vụ cho việc sản xuất: vận chuyển, kho, xây nhà xưởng,…

Công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là gì và công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp được thể hiện qua công thức như sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

Trong đó:

Doanh thu thuần là chỉ tiêu thể hiện số tiền thu được từ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.

Giá vốn hàng bán là tất cả các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa bán ra của doanh nghiệp.

Tổng doanh thu là tổng giá trị thu được từ việc bán sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại,…

Công thức tính lợi nhuận gộp giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tỷ suất sinh lời là bao nhiêu, chi phí bỏ ra nhiều hay ít, doanh thu và lợi nhuận là bao nhiêu; đồng thời cũng kiểm soát được tình hình kinh doanh nội bộ sao cho phù hợp.

Ví dụ cụ thể và cách tính lợi nhuận gộp

Ví dụ:

Ngày 10/5/2022 công ty ABC nhập kho 1000 sản phẩm, giá thành 22.000.000 đồng. Ngày 22/5/2022 xuất bán 500 sản phẩm, giá bán chưa thuế 20.000 đồng/sp (thuế GTGT khấu trừ 10%). Chi phí bán hàng 5.000 đồng/sp, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 60% chi phí bán hàng, Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Hãy tính lợi nhuận gộp của công ty ABC.

Hướng dẫn tính lợi nhuận gộp của công ty ABC:

Giá thành 1 sản phẩm = 22.000.000/1000 = 2000 đồng.

Doanh thu thuần = 500 x 20.000 = 10.000.000 đồng.

Giá vốn hàng bán = 500 x 2000 = 1.000.000 đồng.

Lợi nhuận gộp = 10.000.000 – 1000.000 = 9.000.000 đồng.

Như vậy doanh thu thuần của công ty ABC là 10.000.000 đồng, giá vốn hàng bán là 1.000.000 đồng. Lợi nhuận gộp thu được sẽ là 9.000.000 đồng sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Định nghĩa

Tỷ suất lợi nhuận gộp là yếu tố gắn liền không thể tách rời với chỉ số lợi nhuận gộp, được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp là gì? Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Tỷ suất lợi nhuận gộp còn được gọi là hệ số biên lợi nhuận gộp, được tính bằng công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần

Ý nghĩa

Theo dõi tỷ suất lợi nhuận gộp để biết mỗi một đồng doanh thu mang về được sẽ sinh ra bao nhiêu đồng thu nhập. Chỉ số nay rất quan trọng khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực trên thương trường.

Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số được dùng để phân tích, đánh giá sức khỏe tài chính giữa các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau trong cùng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.

Một doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thì khả năng kiểm soát chi phí tốt hơn doanh nghiệp còn lại.

Nếu tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hoặc giảm mạnh so với dự đoán thì doanh nghiệp nên xem xét và kiểm tra lại để loại bỏ bớt những chi phí không thực sự cần thiết.

Có gì khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng?

Định nghĩa về lợi nhuận ròng

Để biết được sự khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng trước hết chúng ta nên hiểu rõ khái niệm về lợi nhuận ròng. Vậy lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận gộp là gì và lợi nhuận ròng là gì?

Tên gọi khác của lợi nhuận ròng là lãi ròng. Đó là số tiền cuối cùng sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tất cả chi phí tạo ra sản phẩm bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vai trò của lợi nhuận ròng

Các chuyên gia phân tích thường xem xét chỉ tiêu lợi nhuận ròng để cân nhắc về việc đầu tư và đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp. Qua đó, ta thấy được lợi nhuận ròng quan trọng không kém lợi nhuận gộp.

Nếu lợi nhuận gộp nhỏ hơn lợi nhuận ròng thì doanh nghiệp nên loại trừ bớt chi phí.

Những điểm khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng

Như đã nói, lợi nhuận gộp còn được gọi là lãi gộp, là một trong những thông số có vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Lợi nhuận gộp thể hiện lợi nhuận mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh.

Lợi nhuận gộp thường được dùng để đánh giá xem mức độ hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh. Hiểu được số liệu lợi nhuận gộp sẽ giúp cho tổ chức doanh nghiệp hay nhà đầu tư tránh được rủi ro và nắm được tình hình kinh doanh của công ty.

Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi trừ tất cả các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hành chính, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác.

Lợi nhuận ròng cũng là chỉ số mà các cá nhân và chủ doanh nghiệp sử dụng để đánh giá xem lượng doanh thu vượt quá chi phí của công ty như thế nào. Chỉ số lợi nhuận ròng thường có trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và được xem là điểm mấu chốt vì nó thường xuất hiện ở cuối báo cáo tài chính.

4 lợi ích của lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận gộp các nhà đầu tư có thể xem xét đánh giá được tình trạng hiện tại của doanh nghiệp có đang trên đà phát triển hay đang suy thoái hay không.

Việc tính được lợi nhuận gộp còn giúp doanh nghiệp cân nhắc kỹ càng việc phân bổ chi phí trong kinh doanh để có thể điều chỉnh phù hợp và xây dựng các kế hoạch kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi lợi nhuận gộp qua từng giai đoạn trong năm để điều chỉnh cách vận hành việc kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế bằng việc cắt giảm các chi phí phát sinh trong kỳ.

Lợi nhuận gộp tính ra là số âm có nghĩa là doanh nghiệp đang chịu lỗ và đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh và phải đưa ra phướng án xử lý phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế.

Nếu lợi nhuận gộp tính ra số dương chứng tỏ doanh nghiệp đang đi đúng hướng và kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp đang kiểm soát chi phí có hiệu quả vì vậy, doanh nghiệp nên giữ vững quan điểm và tiếp tục đi theo con đường hiện tại.

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp dựa trên lợi nhuận gộp

Thông qua lợi nhuận gộp chủ doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình kinh doanh hiện tại từ đó mà có thể đánh giá được nhu cầu của thị trường kinh doanh đối với một lĩnh vực nào đó và đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp.

Việc tập trung vào các mục tiêu có khả năng mang lại lợi nhuận giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian tối đa cho những sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh  không hiệu quả.

Lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm hay một lĩnh cực nào đó cao cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư vào đúng nơi, đúng thời điểm.

Phân tích được nhu cầu kinh doanh trên thị trường

Lợi nhuận gộp càng cao cho thấy sự quan tâm của thị trường đối với sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh đó càng lớn.

Nếu biết tận dụng cơ hội và xác định mục tiêu cần hướng đến doanh nghiệp có thể làm chủ được tình hình kinh doanh sắp tới.

Nếu lãi gộp thấp thì nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh đó không đáng kể. Doanh nghiệp nên xác định lại hướng đi và lập kế hoạch kinh doanh hay đầu tư khác có tiềm năng hơn.

Tự đánh giá doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

Tính được lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp tự đánh giá lại mình đồng thời tự so sánh với các đối thủ cạnh tranh để hoàn thiện hơn, biết phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu kém.

Kết luận

Trước khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm hay một lĩnh vực cụ thể nào đó bạn nên chuẩn bị các kiến thức cơ bản về các chỉ số kinh tế bao gồm lợi nhuận gộp và các yếu tố liên quan. Trong đó, lợi nhuận gộp là một trong những yếu tố quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua bài viết trên từ taichinhthinhvuong, hy vọng bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi lợi nhuận gộp là gì.

Bài viết tham khảo:

About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}