Kim cương nhân tạo là gì? Đắt hay không là câu hỏi đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do kim cương được khai thác rất nhiều ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. Vì thế, các nhà khoa học đã nghĩ ra được cách đáp ứng cả hai cả nhu cầu của con người và tự nhiên, thành công sản xuất ra được kim cương nhân tạo

Hãy cùng tìm hiểu hnegov.vn tìm hiểu kỹ hơn nữa các thông tin liên quan đến kim cương nhân tạo thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết

Kim cương nhân tạo là gì?

Kim cương nhận tạo hay còn gọi là kim cương tổng hợp được tạo ra từ phòng thí nghiệm chứ không phải kim cương được tạo ra trong môi trường tự nhiên và được khai thác. Loại kim cương nhân tạo này sẽ được tạo ra bằng máy móc dựa trên các điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, áp suất, không những vậy mà các thành phần hóa học và vật lý của chúng cũng có sự đảm bảo để giống như kim cương tự nhiên.

Kim cương nhân tạo là gì

Phân biệt kim cương nhân tạo, đá CZ và Moissanite

Cách phân biệt kim cương nhân tạo với Moissanite

Độ cứng: Thang đo Mohs là thang đo dùng để đo độ cứng của một viên đá quý. Cơ bản rằng có nguyên lý chỉ ra rằng vật cứng hơn làm vật mềm hơn bị trầy xước và số càng cao thể hiện càng cứng. Theo thang đo này, kim cương nhân tạo có độ cứng tuyệt đối là 10 và Moissanite ở mức giữa 9.25 và 9.5 do đó độ cứng của kim cương nhân tạo ưu việt hơn.

Chiết suất ánh sáng: Để đánh giá độ phản quang đẹp đẻ của hai loại kim cương này, ta dựa vào sự khúc xạ và chỉ số chiết suất. Hai điều này là đại lượng để đo lường sự rực rỡ, lấp lánh tạo nên vẻ đẹp của viên kim cương.

Kim cương tự nhiên có chỉ số chiết suất đạt 2.417 nhỏ hơn Moissanite (chỉ số chiết suất 2.670) điều này thể hiện rằng khi có ánh sáng chiếu qua thì Moissanite sẽ ít để ánh sáng chiếu qua được và làm cho sự lấp lánh trở nên trọn vẹn hơn rất nhiều so với kim cương tự nhiên.

                                                                      So sánh đá Moissanite và kim cương nhân tạo

Phân biệt kim cương nhân tạo với đá giả kim cương CZ

Độ cứng: Khi so sánh hai loại này với nhau thì yếu tố đơn giản nhất có thể kể đến là độ cứng. Trên thang độ cứng Mohs, kim cương và đá CZ lần lượt có số điểm là 10 và 8.5 (thường là từ 8 – 8,5). Qua đó chúng ta có thể thấy đơn giản là kim cương vô cùng bền chỉ có thể bị trầy bởi 1 viên khác chạm vào.

Độ tán sắc:  Đá CZ cho hiệu ứng cầu vồng khi có ánh sáng chiếu qua điều này càng được thể hiện rõ khi kích thước và trọng lượng carat của đá CZ tăng lên một nét đặc trưng của loại đá này.

Chỉ số khúc xạ: Chỉ số khúc xạ (RI) của CZ và kim cương lần lượt là 2,15 – 2,18, và 2,42 cho thấy kim cương cao sẽ có độ sáng cao hơn.

Trọng lượng riêng: Zirconia sẽ nặng hơn kim cương. Có thể hiểu đơn giản nếu hai viên cùng kích thước sẽ không có cùng trọng lượng carat. Đơn giản nếu 2 viên cùng carat thì viên CZ nhỏ hơn viên kim cương.

  So sánh đá CZ và kim cương nhân tạo

Kim cương nhân tạo có đặc điểm và lợi ích gì? 

Vì được chế tạo trong phòng thí nghiệm được xử lý nghiêm ngặt cả về nguyên liệu lẫn môi trường hình thành nên kim cương nhân tạo có đặc điểm khá giống với kim cương tự nhiên

Thành phần là: Cacbon (C) là thành phần duy nhất, điều này thể hiện với sự tinh khiết. Giúp kim cương nhân tạo có các yếu tố về tính chất hóa học và vật lý giống với kim cương tự nhiên đến 99%.

Tỷ trọng riêng: 3,52 g/cm³.

Chiết suất: 2,417

Độ cứng: tính theo thang đo Mohs là 10

Cấu trúc: giống kim cương tự nhiên. 

Màu sắc và hình dáng: Giống y hệt kim cương tự nhiên nên có thể nhận biết với mắt thường.

Các đặc điểm cụ thể:

Trong quá trình sản xuất và thử nghiệm, các báo cáo chỉ ra rằng kim cương nhân tạo cứng hơn chịu được áp suất cao hơn kim cương tự nhiên.

Kim cương nhân tạo có nhiều màu sắc đa dạng. Linh hoạt với các nhu cầu về tạo tác cũng như hướng đến giá trị thẩm mỹ cao và tạo ra các nét độc đáo và sáng tạo. Vì thế, kim cương nhân tạo phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ. 

       Sự sang trọng của kim cương nhân tạo

Vì những điều đó mà kim cương nhân tạo có rất nhiều lợi ích như sau:

Độ tính khiết cao hơn, sáng bóng hơn nên có thể cảm nhận đẹp hơn.

Ít khuyết điểm hơn.

Thân thiện với môi trường.

Vừa túi tiền hơn.

Trang sức được tạo ra đôi khi có màu sắc hiếm có với nhiều đặc điểm nổi bật, sang trọng.

Được tạo ra trong phòng thí nghiệm nên có thể tránh được các tình trạng về bóc lột sức lao động phi pháp.

Các yếu tố tạo thành giá kim cương nhân tạo

Sau khi đã biết về kim cương nhân tạo là gì. Chúng ta cần biết thêm rằng yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến giá của sản phẩm này. Như chúng ta đã biết, để sản xuất ra kim cương nhân tạo cần rất nhiều thời gian và chi phí, vì vậy kim cương nhân tạo có giá thành khá cao trên thị trường và thậm chí là cao hơn kim cương tự nhiên.

Làm ra một viên kim cương nhân tạo rất khó và tốn nhiều thời gian, đổi lại kim cương nhân tạo có tính ứng dụng cao để sử dụng trong kĩ thuật, vì vậy 80% kim cương nhân tạo đều sử dụng trong cơ khí, kĩ thuật, điện tử và rất ít sử dụng trong ngành trang sức

Được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, kim cương nhân tạo được tạo ra với quy trình và những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đem đến chất lượng tốt nhất. Chính vì thế kim cương nhân tạo có đặc điểm về vật lý, hóa học tương tự như kim cương tự nhiên và về mặt định giá cũng gần giống vậy. Điều này được tóm gọn bằng một số yếu tố sau:

Trọng lượng: Trọng lượng của viên kim cương nào lớn hơn thì sẽ có giá cao hơn.

Hình dạng: Hình dạng của một viên kim cương ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của nó. Viên kim cương được chế tác tỷ mỹ với hình dáng tròn sẽ đắt hơn với các hình dạng khác. Vì ở hình dạng này khả năng phản xạ ánh sáng là hoàn hảo.

Chất lượng của vết cắt: Viên cương được chế tác với các lát cắt xuất sắc sẽ đường nét tinh xảo sẽ đắt tiền hơn viên còn lại. Chính vì thế giá trị của nó còn nằm ở độ khéo léo của người nghệ nhân.

Màu sắc: Màu sắc của kim cương nhân tạo sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nó. Thường màu sắc sẽ được đo theo thang điểm từ D tới Z (biểu hiện từ không tốt đến hoàn hảo). Viên kim cương nhân tạo nào cho màu nhạt hoặc không có màu sẽ đắt hơn các viên kim cương cho màu sắc nào đó.

Độ trong: Giống như màu sắc viên kim cương không màu sẽ được mức giá cao hơn nếu nó chứa càng ít tạp chất. Loại nhân tạo đắt nhất là tinh khiết với tỷ lệ tạp chất vô cùng nhỏ.

Sự khác nhau cơ bản giữa kim cương nhân tạo và tự nhiên?

Cách chế tạo

Chỉ cần nhìn tên gọi chắc các bạn cũng có thể phần nào đoán được nguồn gốc xuất xứ và cách thức tạo ra 2 loại kim cương này rồi nhỉ. Kim cương nhân tạo là sản phẩm được tạo ra trong phòng thí nghiệm thông qua quy trình nghiêm ngặt và kết hợp với máy móc hiện đại với thời gian vô cùng nhanh chóng. Còn kim cương tự nhiên là loại đá quý được hình thành trực tiếp từ môi trường tự nhiên qua một khoảng thời gian vô cùng lâu với các môi trường khắc nghiệt.

Trong kim cương tự nhiên tồn tại một lượng nitơ rất nhỏ (sản phẩm nhân tạo không có). Đây được xem là điểm khác biệt duy nhất và khó có thể phân biệt được dù cho đó có là chuyên gia thẩm định đá quý cũng khó nhìn ra. Để phân biệt đâu là thật, các chuyên gia này phải nhờ đến thiết bị hỗ trợ chuyên dụng để kiểm tra.

Cách tốt nhất để dễ dàng xác định được nguồn gốc của chúng chính là giấy chứng nhận sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp. Do đó bạn nên lựa chọn mua kim cương ở những nơi uy tín.

So sánh giá bán

Khi đã hiểu thế nào là kim cương nhân tạo là gì? Và nhân ra sự khác biệt là không có giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo. Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ chọn mua loại nào? một câu hỏi vô cùng thú vị nhỉ, mặc dù giá của cả 2 đều đắt đỏ như thường. Vậy sau đây sẽ là các thông tin giúp bạn cân nhắc:

Giá của đá kim cương nhân tạo thường cố định và ít có sự tăng cao đột biến. Và có điều thú vị rằng trang sức đính kim cương nhân tạo nào cũng sẽ có giá cao hơn 23-25% so với kim cương tự nhiên. Có thể lý giải điều này dựa trên quá trình tạo ra chúng mất rất nhiều năng lượng và đòi hỏi thiết bị công nghệ cao mới có thể hoàn thành.

Tuy nhiên vẫn có các loại kim cương nhân tạo Moissanite hay CZ có giá thành rẻ hơn rất nhiều. 

Mức độ quý hiếm

Mức độ quý hiếm của kim cương trong tự nhiên bao giờ cũng lớn hơn vì sự khó khăn khi tìm được một quặng kim cương. Đơn giản rằng chỉ ở những nơi có nhiệt độ và áp suất cực lớn mới có thể tạo ra được kim cương. Hơn hết thời gian tạo ra cũng vô cùng lâu có khi lên đến hàng tỷ năm mới có thể hình thành nên một viên kim cương quý giá.

Vì điều kiện hình thành cũng như thời gian rất lâu nên mức độ quý hiếm là vô cùng lớn. Đây cũng là lý do trong một số năm gần đây giá của kim cương này đang dần trở nên đắt hơn so với nhân tạo thứ chỉ cần một vài tuần để tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Tính thẩm mỹ

Kim cương luôn là loại đá quý đính lên trang sức nhằm tạo ra sự sang trọng và quý phái nhờ vào độ sáng bóng khúc xạ ánh sáng tốt. Tuy nhiên vẻ đẹp của dòng nhân tạo so với tự nhiên không hề kém cạnh mà còn sáng bóng tinh khiết hơn tạo ra sự thu hút. Về vấn đề này chúng ta đã bàn rất rõ ở mục trên bạn có thể đọc lại phần phân tích này. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về vẻ đẹp của trang sức kim cương nhân tạo trên thị trường.

Nên mua kim cương loại nào

Cả hai loại đều có các tính chất giống nhau, vì vậy bạn có thể tùy thuộc vào sự yêu thích của bản thân để chọn loại kim cương phù hợp

Cách phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên.

Dựa trên mắt thường, chúng ta sẽ rất khó để phân biệt được đâu là kim cương tự nhiên hay kim cương nhân tạo vì như phân tích ở trên các chuyên gia còn gặp khó khăn trong chuyện này. Vì thế có một số cách giúp phân biệt kim cương tự nhiên và nhân tạo đơn giản như sau:

Kiểm tra độ trong của kim cương bằng kính lúp

Kim cương tự nhiên sẽ được hình thành dưới điều kiện môi trường khắc nghiệt và không có sự can thiệp của con người do đó việc lẫn tạp chất là điều không tránh khỏi. Về vấn đề này chỉ cần soi bằng kính lúp là có thể dễ dàng phân biệt được các tạp chất. Còn với kim cương nhận tạo thì sẽ hoàn hảo hơn không hề xuất hiện tạp chất.

Soi kim cương nhân tạo và tự nhiên dưới ánh sáng để kiểm tra khúc xạ

Ánh sáng của kim cương nhân tạo thì sẽ có tỷ lệ khúc xạ ánh sáng là 1,217 trong khi kim cương tự nhiên có độ khúc xạ lên đến 2,417. Khi bạn đặt hai món trang sức này cạnh nhau thì dưới ánh sáng người sử dụng sẽ thấy được vẻ đẹp nổi bật, đẳng cấp khác biệt.

Kiểm tra độ cứng bằng giấy nhám

Độ cứng là điểm đặc trưng của kim cương tự nhiên, vì độ cứng của kim cương tự nhiên là lên đến thang điểm 10. Độ cứng kim cương nhân tạo có thậm chí còn có phần lớn hơn kim cương tự nhiên rất khó để nhận biết độ cứng của hai loại bằng cách bình thường.

Tuy nhiên hiện nay có hai loại kim cương nhân tạo khác là CZ và Moissanite, độ cứng của hai tầm 8,5. Do vậy bạn có thể kiểm tra độ cứng kim cương này so với kim cương tự nhiên bằng cách chà giấy nhám lên thì bề mặt sản phẩm sẽ để lại một ít vết xước, sần sùi.

Một số câu hỏi về kim cương nhân tạo

Kim cương nhân tạo có chứng nhận bảo hiểm không?

Có. Kim cương nhân tạo được bảo hiểm nên khách hàng có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Có nên đầu tư kim cương nhân tạo không?

Nên cân nhắc dù rất vẻ đẹp nhưng giá cả chưa niêm yết nên 

Kim cương nhân tạo có tạp chất không?

Không, vì nó được tạo trong môi trường phòng thí nghiệm với các quy định nghiêm ngặt 

Kim cương nhân tạo có bền không?

Kim cương nhân tạo có độ bền cao, không bị mờ xấu đi theo thời gian và va chạm

Tổng kết

Nhìn chung, kim cương nhân tạo đang được sử dụng nhiều ở ngành công nghiệp, chưa thực sự phổ biến trên thị trường trang sức bởi sự bền đẹp không kém cạnh với kim cương tự nhiên giống kim cương tự nhiên. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết thêm nhiều thông tin hơn về kim cương nhân tạo và trả lời được cho câu hỏi kim cương nhân tạo là gì ?

Bài đọc thêm

About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}