Joint Venture 4 Hình thức của Joint Venture

Joint Venture trong tiếng Việt nghĩa là gì? Đặc điểm của một doanh nghiệp Joint Venture là gì? Chúng có ưu, nhược điểm ra sao? Có bao nhiêu loại Joint Venture? Cho dù là một tập đoàn đa quốc gia hay là một công ty cỡ vừa hay nhỏ thì đều tham gia hoặc cân nhắc tham gia vào hình thức này vì những lợi ích mà nó tạo ra. Tất cả những ý trên sẽ được tác giả giải thích rõ dưới bài viết này!

Nội dung bài viết

Joint Venture (Liên doanh) là gì?

Joint Venture (Liên doanh) là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp riêng biệt với nhau hoặc giữa một doanh nghiệp với một chính phủ.

Doanh nghiệp  Joint Venture (Liên doanh) là gì?

Một doanh nghiệp Joint Venture (Liên doanh) có thể bao gồm hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực cùng nhau hay khác nhau, cùng hợp tác với nhau để phát triển một sản phẩm mới hoặc tạo ra một dịch vụ mới. Ngoài ra, một doanh nghiệp đang tìm cách thâm nhập vào một thị trường, đất nước mới có thể thành lập một liên doanh với một doanh nghiệp có trụ sở hoặc hiện diện tại quốc gia hoặc khu vực đó.

Joint Venture

Các ưu, nhược điểm của Joint Venture (Liên doanh)

Ưu điểm của Joint Venture (Liên doanh)

Chia sẻ chi phí và rủi ro

Đối với hình thức Joint Venture (Liên doanh), các doanh nghiệp khi liên doanh với nhau sẽ cùng nhau chia sẻ các chi phí để thực hiện các hoạt động sản xuất, quảng cáo, vận hành, đãi ngộ nhân viên, vì vậy liên doanh có thể giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi thì các doanh nghiệp sẽ không phải chịu lỗ quá nhiều. Điều này có lợi cho doanh nghiệp vì nó giúp bảo vệ dòng tiền.

Học hỏi và khai thác tài nguyên lẫn nhau

Trong liên doanh, các doanh nghiệp sẽ chia sẻ các kỹ năng, kinh nghiệm cho nhau. Thông qua liên doanh, doanh nghiệp có thể tiếp cận được những công nghệ độc quyền đã được cấp bằng sáng chế của đối tác. Mỗi doanh nghiệp sẽ đóng góp một thứ mà doanh nghiệp còn lại không có – tức là năng lực bổ sung. Thí dụ, một công ty nắm trong tay một công nghệ tân tiến nhưng lại xa lạ với thị trường, lúc này nó cần liên doanh với một công ty quen thuộc với thị trường. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ đóng góp năng lực công nghệ còn đối tác sẽ cung cấp năng lực thị trường.

Giảm hàng tồn kho

Doanh nghiệp có thể giảm lượng hàng tồn kho của mình bằng cách tặng những sản phẩm chưa kịp bán cho đối tác liên doanh của mình như phần quà biết trong các cuộc gặp gỡ giữa hai bên.

Tính linh hoạt cao

Liên doanh giữa các bên có thể ngắn hay dài tùy thuộc vào các doanh nghiệp trong liên doanh. Các bên sẽ không bị ràng buộc với nhau sau khi hết hợp đồng liên doanh. Ban đầu, doanh nghiệp có thể ký một hợp đồng liên doanh ngắn hạn với đối tác, nếu dự án thành công, doanh nghiệp có thể ký một hợp đồng dài hạn hơn. Sự linh hoạt của liên doanh sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp trước các khoản nợ và thua lỗ.

Giảm bớt đối thủ cạnh tranh

Với sự trợ giúp từ các đối tác trong liên doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ nặng ký, nhiều nguồn lực và ngân sách hơn. Ngoài ra, việc liên doanh với doanh nghiệp khác cũng góp phần giúp cho doanh nghiệp của bạn giảm bớt đi một đối thủ cạnh tranh.

Joint Venture ưu điểm

Nhược điểm của Joint Venture

Xung đột văn hóa

Khi liên doanh, đặc biệt là liên doanh với một doanh nghiệp đến từ đất nước khác thì việc gặp những rào cản trong văn hóa là điều dễ xảy ra nhất như rào cản ngôn ngữ (đặc biệt là những đất nước mà tiếng Anh không được thông dụng), sự khác nhau về phong tục tập quán, khác nhau về phương châm kinh doanh. Tất cả những thứ này tưởng như là những xung đột nhỏ nhặt nhưng lại góp phần làm mất lòng đôi bên dẫn đến ảnh hưởng hiệu suất công việc.

Đối tác không đáng tin cậy

Khi liên doanh, các doanh nghiệp cần chú ý chọn lựa kỹ đối tác mà mình liên doanh, vì nếu đối tác không đáng tin cậy có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực như rò rỉ các thông tin mật của doanh nghiệp ra bên ngoài, chất lượng sản phẩm, dịch vụ không được tốt như mong đợi làm ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp. Có nguy cơ rủi ro như phá sản nếu đối tác liên doanh là công ty lừa đảo.

Hạn chế các cơ hội khác

Các hợp đồng liên doanh thường hạn chế các hoạt động bên ngoài của các doanh nghiệp tham gia trong khi dự án đang được tiến hành. Khi tham gia liên doanh, mỗi doanh nghiệp có thể được yêu cầu ký thỏa thuận độc quyền hoặc không cạnh tranh và chỉ được làm việc với các bên cung cấp được chỉ định trong hợp đồng. Khiến cho doanh nghiệp mất đi cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp tiềm năng khác cũng như làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp hiện tại.

Tình trạng cá lớn nuốt cá bé

Trường hợp này thường xảy ra khi liên doanh có doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ kinh nghiệm. Một thí dụ điển hình cho tình trạng này chính là thương hiệu kem đánh răng P/S bị thâu tóm bởi tập đoàn Unilever.

Tiết lộ lợi thế sở hữu

Việc liên doanh bắt buộc doanh nghiệp phải chia sẻ những năng lực lợi thế của mình, điều này vô tình khiến cho đối tác năm bắt được lợi thế của doanh nghiệp. Dẫn đến tình trạng đối tác sau khi kết thúc liên doanh sẽ trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai.

Joint Venture (liên doanh)

Các hình thức của Joint Venture (Liên doanh)

Joint Venture (Liên doanh) dự án:

Liên doanh dự án nghĩa là là hai hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia cùng nhau theo một thỏa thuận hợp đồng để tiến hành một dự án. Liên doanh chỉ dành cho một dự án cụ thể thay vì cho một mối quan hệ kinh doanh liên tục như trong một liên minh chiến lược. Sau khi dự án hoàn thành, liên doanh kết thúc.

Joint Venture (Liên doanh) chức năng:

Đây là một hình thức mà cả hai công ty hợp tác với nhau vì mỗi công ty đều có chuyên môn về một hoặc các chức năng kinh doanh khác nhau và do đó họ mong muốn tạo ra một môi trường cộng sinh cho nhau và hưởng lợi từ sự hợp lực để phát triển.

Joint Venture (Liên doanh) chiều dọc:

Liên doanh là giữa hai đơn vị kinh doanh trong cùng một chuỗi cung ứng.

  • Nhà cung cấp và doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ cùng đầu tư với nhà cung cấp, nhà cung cấp có trách nhiệm là cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp đảm bảo tránh tình trạng không có sẵn nguyên, vật liệu.
  • Nhà sản xuất và nhà bán lẻ: Doanh nghiệp muốn mở rộng phân phối của mình sang quốc gia mới sẽ liên doanh với các nhà bán lẻ địa phương và được hưởng lợi từ các nhà bán lẻ địa phương ở những quốc gia đó bằng cách tận dụng mạng lưới phân phối đã được thiết lập sẵn.

Joint Venture (Liên doanh) chiều ngang:

Hình thức liên doanh này xảy ra giữa hai chủ thể kinh doanh sản xuất cùng ngành. Lợi ích của hình thức này là một trong các công ty có thể thâm nhập vào một thị trường mới, chẳng hạn như một khu vực địa lý. Đối tác trong nước có hiểu biết về nước sở tại như mạng lưới phân phối được thiết lập trong khi đối tác nước ngoài có thể có lợi thế về quy mô.

Có nên thực hiện chiến lược Joint Venture không?

Việc quyết định có liên doanh hay không sẽ tùy vào tình hình của từng doanh nghiệp và các chính sách liên doanh của Chính phủ. Liên doanh (Joint Venture) là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cũng như thách thức đã được trình bày trên phần nhược điểm mà điển hình nhất là tình trạng:”Cá lớn nuốt cá bé”. Vì vậy, trước khi quyết định liên doanh hay không, các doanh nghiệp nên xem xét kỹ đối tác mà mình chọn để liên doanh. Cần dự trù thêm các chiến lược rút lui khi hoạt động kinh doanh của liên doanh không được như mong đợi.

Ví dụ Joint Venture (Liên doanh)

Joint Venture (Liên doanh) dự án:

Vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, Trilogy metal đã liên doanh với South 32 tại Vancouver và thành lập công ty Ambler metal LLC để thúc đẩy các dự án Bắc Cực và Bornite, cùng với việc thăm dò ở khu khai thác Ambler.

Joint Venture là gì

 

Joint Venture (Liên doanh) chức năng:

Liên doanh Microsoft và General Electric, năm 2012, Microsoft và nhà lãnh đạo năng lượng thế giới General Electric (GE) đã thành lập một liên doanh nhằm sử dụng dữ liệu để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và trải nghiệm của bệnh nhân, thúc đẩy sự thay đổi mô hình trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bằng cách sử dụng trí tuệ toàn hệ thống theo thời gian thực để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Là sự kết hợp giữa khả năng tạo ra các nền tảng dữ liệu quy mô lớn cùng với kinh nghiệm phát triển các ứng dụng chăm sóc sức khỏe của GE.

Joint Venture (liên doanh) là gì

Joint Venture (Liên doanh) chiều dọc:

Giữa Kellogg và Wilmar International Limited. Kellogg International tham gia thị trường nhằm mở rộng sự hiện diện của mình tại thị trường Trung Quốc để bán ngũ cốc và các loại thực phẩm ăn nhẹ khác cho người tiêu dùng ở Trung Quốc. Liên doanh cùng Wilmar dẫn đến mối quan hệ có lợi cho cả hai công ty khi Wilmar International cung cấp mạng lưới chuỗi cung ứng và phân phối rộng khắp cho Kellogg International và Kellogg cũng cố gắng thâm nhập vào một vùng địa lý mới với thỏa thuận và mối quan hệ này.

Joint Venture chiều dọc

Joint Venture (Liên doanh) chiều ngang:

Năm 2003, khi BMW muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, BMW đã liên doanh với doanh nghiệp cùng ngành sản xuất ô tô là Brilliance. Liên doanh này có tên là BMW Brilliance, được thành lập để sản xuất và bán ô tô BMW tại Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc thay đổi luật liên doanh vào năm 2018, BMW sau đó đã công bố kế hoạch tăng cổ phần của mình trong BMW Brilliance lên 75%. Điều này khiến BMW trở thành nhà sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên nắm quyền kiểm soát liên doanh của mình tại Trung Quốc. Đây là một trong những ví dụ cho tình huống:”Cá lớn nuốt cá bé”.

Joint Venture chiều ngang

Tổng kết

Trên đây là tổng quan các thông tin chi tiết về Joint Venture (Liên doanh) và một số ví dụ của các công ty khác về liên doanh trên thế giới cùng với các ưu, nhược điểm mà liên doanh mang lại cho doanh nghiệp. Hy vọng, qua bài viết trên hnegov.vn có thể giúp cho các đọc giả có thể hiểu rõ hơn về hình thức này, từ đó đề ra những kế hoạch liên doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình để đạt được lợi nhuận tối đa.

Tham khảo bài viết:

Vàng Ta Là Gì? Định Giá Vàng Ta Ra Sao?

Học Lỏm Bí Kíp Tiết Kiệm Tiền Cho Học Sinh Như Người Nhật

About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}