E-commerce là gì?

Thuật ngữ e-commerce xuất hiện và trở thành một trong những xu hướng nổi bật nhất. Nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ e-commerce là gì, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin bạn cần biết về e-commerce, mời bạn đọc chi tiết hơn bên dưới.

Nội dung bài viết

E-commerce là gì?

E-commerce

E-commerce được viết đầy đủ là Electronic Commerce hay còn gọi là thương mại điện tử. Thuật ngữ e-commerce biểu hiện cho một mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp hoặc cá nhân mua và bán hàng hóa và dịch vụ thông qua internet.

E-commerce có thể được thực hiện thông qua máy tính, điện thoại, máy tính bảng hoặc bất kì thiết bị điện tử nào có kết nối internet. Hiện nay, hầu hết mọi mặt hàng đều có mặt trên các nền tảng e-commerce và bạn hoàn toàn có thể mua bán hoặc trao đổi các dich vụ thông qua e-commerce.

 

E-commerce cho phép các doanh nghiệp có thể mở các “cửa hàng online” thông qua các nền tảng thương mại trực tuyến và mọi khách hàng đều có thể xem thông tin và hình ảnh của sản phẩm trên sàn thương mại điện tử đó.

Người mua chỉ cần ngồi tại nhà, tìm kiếm sản phẩm mà mình quan tâm và đặt mua. Mọi giao dịch sau đó sẽ được xử lí tự động và sản phẩm sẽ được chuyển đến tận nhà của người tiêu dùng.

E-commerce hoạt động như thế nào?

E-commerce

E-commerce được diễn ra thông qua internet, khách hàng sẽ truy cập vào trang web hoặc cửa hàng trực tuyến để xem và đặt hàng trực tuyến các sản phẩm mà họ đang có nhu cầu muốn sử dụng.

Khi đơn hàng được đặt, trình duyệt web của khách hàng sẽ truyền dữ liệu đến máy chủ lưu trữ của trang web thương mại điện tử. Dữ liệu liên quan đến đơn đặt hàng sẽ được chuyển tiếp đến một máy chủ trung tâm được gọi là “người quản lí đơn hàng”.

Sau đó, mọi thông tin cần thiết sẽ được chuyển đến cơ sở dữ liệu quản lí mức tồn kho của sản phẩm và hệ thống quản lí thông tin thanh toán. Cuối cùng nó sẽ trở lại người quản lí đơn hàng, điều này đảm bảo rằng lượng hàng tồn kho trong cửa hàng cũng như là tiền của khách hàng có đủ để xử lí đơn hàng.

Sau khi mọi thông tin được thông qua và đơn hàng được xác nhận, nhân viên quản lí đơn hàng sẽ thông báo đến máy chủ web của cửa hàng. Khi mọi việc được hoàn thành, khách hàng sẽ nhận được thông báo rằng đơn hàng của họ đã được xử lí thành công.

Cuối cùng, người quản lí đơn hàng sẽ gửi dữ liệu đơn hàng đến kho hàng và thông báo cho bộ phận này biết rằng đơn hàng đã sẵn sàng để có thể gửi đến khách hàng.

6 loại hình e-commerce bạn cần biết

E-commerce

B2B (Business to Business)

B2B hay Business to Business là loại hình trao đổi, mua bán sản phẩm và dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau. Theo một nghiên cứu từ Forrester (một công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ) được công bố vào năm 2018 thì vào năm 2023, thương mại điện tử B2B có thể đạt mức 1,8 nghìn tỉ USD.

B2C (Business to Consumer)

B2C hay Business to Consumer là khi doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin trực tiếp tới người dùng.

Hiện nay, có vô số trang web và trung tâm thương mại trực tuyến bán tất cả các loại hàng tiêu dùng. Shopee và Lazada là ví dụ điển hình nhất, 2 trang web trực tuyến này đang thống trị thị trường B2C tại Việt Nam.

C2C (Consumer to Consumer)

C2C hay Consumer to Consumer là loại hình thương mại điện tử mà những người tiêu dùng sẽ mua bán, trao đổi sản phẩm với nhau. Các giao dịch này được thông qua một bên thứ 3, thường là những trang web cung cấp dịch vụ trao đổi hàng hóa trực tuyến.

Đấu giá online hoặc các giao dịch mua bán trên Facebook marketplace là ví dụ dễ nhận biết nhất cho nền tảng thương mại điện tử C2C này.

C2B (Consumer to Business)

Consumer to Business hay C2B là mô hình kinh doanh mà người tiêu dùng sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ của họ lên các nền tảng trực tuyến để cho các doanh nghiệp đặt giá thầu và mua hàng. Đây là hình thức thương mại điện tử trái ngược với mô hình B2C.

Một ví dụ phổ biến nhất cho mô hình C2B này là việc các doanh nghiệp về thực phẩm thường mời các tiktoker hoặc food blogger để review và quảng cáo các sản phẩm của bản thân doanh nghiệp.

B2A (Business to Administration)

Business to Administration hay B2A là dạng giao dịch, trao đổi hàng hóa giữa một doanh nghiệp tư nhân với cơ quan của chính phủ nhà nước. B2A còn có thể được gọi là B2G, có nghĩa là Doanh nghiệp tới Chính phủ (Business to Government).

Để hiểu rõ hơn, các doanh nghiệp trong mô hình B2A cung cấp cho chính phủ các sản phẩm phục vụ cho các dự án mà chính phủ đang thực hiện. Thông thường thì các doanh nghiệp phải đấu thầu để có thể giành quyền hợp tác với chính phủ.

C2A (Consumer to Administration)

Consumer to Administration (C2A) là loại giao dịch giữa người tiêu dùng với cơ quan hành chính. Có thể nói C2A gần giống với B2A nhưng mục tiêu chủ yếu của hình thức thương mại điện tử C2A là nâng cao hiệu quả cũng như là sự thuận tiện cho những người sử dụng các dịch vụ của nhà nước.

Mô hình thương mại điện tử C2A thường được áp dụng trong lĩnh vực quản trị, giáo dục hoặc y tế.

Sự khác nhau giữa kinh doanh điện tử (e-business) và thương mại điện tử (e-commerce)

Nhiều người vẫn thương hay nhầm lẫn rằng thương mại điện tử (e-commerce) và kinh doanh điện tử (e-business) là giống nhau. Thực ra đây là 2 thuật ngữ khác nhau.

Nói một cách đơn giản, thương mại điện tử liên quan đến việc mua và bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến và thực sự chỉ là một phần của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử bao gồm các quy trình tiếp xúc với đối tác, nhà cung cấp hoặc khác hàng.

Thương mại điện tử sử dụng các công cụ trực tuyến để kết nối doanh nghiệp và trao đổi dữ liệu một các linh hoạt và nâng cao hiệu quả cảu việc bán hàng. Ngoài ra, mục đích của thương mại điện tử còn là cầu nối giữa nhà cung cấp với khách hàng, phát triển và đáp ứng tốt sự mong đợi và nhu cầu của người tiêu dùng.

Kinh doanh điện tử mang một ý nghĩa rộng hơn, đó là việc sử dụng các ứng dụng, công nghệ trên internet để mang về hiệu qua cho hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh. Kinh doanh điện tử bao gồm rất nhiều quy trình phức tạp như tạo ra và phát triển sản phẩm mới, quản lí sổ sách tài chính, quản lí các nhân sự của doanh nghiệp, xử lí rủi ro, đưa ra chính sách phát triển doanh nghiệp….

Ngoài ra, cũng như các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh điện tử cũng có phải có các chiến lược kinh doanh phù hợp, tập trung vào các chiến lược phát triển trên các nền tảng internet nhằm có được hiệu quả cao và tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh.

Thuận lợi của loại hình e-commerce

Đương nhiên, với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật số như hiện nay thì loại hình kinh doanh e-commerce có nhiều thuận lợi hơn so với các loại hình thương mại khác.

Có thể hoạt động 24/7

Không như các cửa hàng truyền thống khác, bạn không cần có giờ mở của hoặc giờ đóng cửa hàng, khi bạn chọn mô hình e-commerce thì bạn hoàn toàn có thể giao dịch với khách hàng vào bất kì thời gian nào trong ngày.

Việc này mang lại cơ hội lớn cho bạn trong việc bán sản phẩm, việc hoạt động không giới hạn thời gian vừa thuận tiện cho chủ doanh nghiệp mà còn thuận tiện cho người tiêu dùng bởi vì họ có thể chọn sản phẩm vào bất kì lúc nào họ muốn.

Không cần cơ sở hạ tầng

Có lẽ đây là một trong những thuận lợi lớn nhất đối với mô hình kinh doanh e-commerce này. Trong quá khứ, bạn cần có một số tiền nhất định để thuê mặt bằng hoặc trang trí cửa hàng để có thể kinh doanh, hiện nay thì bạn có thể thực hiện giao dịch của mình mà không thực sự cần tới cơ sở hạ tầng.

Khi bạn giao dịch sản phẩm và dịch vụ thông qua internet thì bạn có thể làm việc ở bất kì đâu, bạn chỉ cần một thiết bị điện tử có thể kết nối internet là có thể dễ dàng xử lí công việc cũng như là giao tiếp với khách hàng của mình trên trang web thương mại điện tử.

Tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn

Việc bán hàng trên các nền tảng trực tuyến là cơ hội tốt nhất để bạn có thể mở rộng tệp khách hàng của bạn. Thậm chí, việc tiếp cận với những người tiêu dùng nước ngoài là hoàn toàn dễ dàng nếu bạn gia nhập mô hình thương mại điện tử.

Đây là một trong những lí do khiến ngày càng nhiều người tham gia các sàn thương mại điện tử hơn so với lúc trước. Chỉ với một vài chính sách quảng cáo hợp lí thì bạn hoàn toàn có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn mà không vướng phải các rào cản địa lí.

Tiết kiệm chi phí

Như đã được đề cập ở phía trên, việc kinh doanh thương mại điện tử thì bạn sẽ không cần phải bỏ ra chi phí để thuê mặt bằng hoặc thuê nhiều nhân viên để vận hành doanh nghiệp cảu mình.

Các chi phí thuê mặt bằng và thuê nhân viên được giảm đáng kể dẫn đến giá cả của các mặt hàng cũng được giảm đi rất nhiều. Điều này không những mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và tổ chức mà còn là lợi ích rất lớn đối với người tiêu dùng trên thị trường điện tử.

Dễ dàng quản lí hàng tồn kho

Ngoài các lợi ích được nêu trên, việc sử dụng các công cụ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lỉ và kiểm soát số lượng sản phẩm tồn kho của mình.

Điều này cũng giúp giảm đáng kể các chi phí phát sinh và là một lợi thế rất lớn của thương mại điện tử so với các mô hình kinh doanh truyền thống.

Kết luận

Bài viết trên từ taichinhthinhvuong đã giải đáp e-commerce là gì và đưa ra mọi thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về e-commerce. Mong rằng thông tin trong bài viết sẽ góp phần giúp bạn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh e-commerce.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác:

Lợi Nhuận Gộp Là Gì? 4 Lợi Ích Của Lợi Nhuận Gộp

Net Profit Margin Là Gì ? Những Kiến Thức Về Net Profit Margin Cần Biết

About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}