CPI là gì?

CPI là gì? CPI – một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong các tài liệu nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế – tài chính. Mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm CPI.

Nội dung bài viết

Khái niệm của CPI

Chỉ số giá tiêu dùng hay Consumer Price Inset (CPI) là chỉ số thể hiện sự thay đổi giá hàng hóa và dịch vụ trong một lượng hàng hóa nhất định của một người mua.

Chỉ số giá CPI được tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.

CPI là gì?
CPI là gì?

CPI thường được đo lường theo các chi phí sau:

  • Thực phẩm và đồ uống
  • Nhà ở
  • Quần áo
  • Giáo dục và truyền thông
  • Giải trí
  • Dịch vụ y tế
  • Phương tiện vận chuyển
  • Hàng hoá và dịch vụ khác

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Công thức tính CPI của năm t

CPI là gì? Công thức
Công thức tính CPI

Các bước cần thực hiện khi tính CPI

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa

Thông qua khảo sát nghiên cứu thị trường xác định giá trị của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu người tiêu dùng thường xuyên mua sắm.

Bước 2: Xác định giá cả

Thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ tại mỗi thời điểm.

Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng hóa và dịch vụ

Tính chi phí mua các hàng hóa và dịch vụ bằng cách tính tích của số lượng mỗi hàng hóa, dịch vụ đã mua (Q) nhân và giá của chúng (P). Sau đó cộng tất cả chúng lại ta có được tổng chi tiêu.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho từng năm bằng công thức trên.

Bước 5: Tính tỉ lệ lạm phát bằng công thức:

CPI là gì? Tỷ lệ lạm phát
Công thức tính tỷ lệ lạm phát

Các vấn đề khi tính toán CPI

Do giỏ hàng hoá là cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề hạn chế như sau:

  • Chỉ số CPI không phản ánh độ lệch thay thế

Công thức tính CPI là dựa vào giỏ hàng hóa cố định. Tuy nhiên trên thực tế, một mặt hàng có thể có nhiều loại sản phẩm. Điều này là một trở ngại cho việc cố định giỏ hàng hóa dịch vụ. Nếu giá cả hàng hóa tăng thì người tiêu sẽ có xu hướng ưu tiên sử dụng những loại sản phẩm có giá thấp hơn. Do đó chỉ số giá CPI sẽ được thể hiện cao hơn so với thực tế.

CPI là gì? Chỉ số CPI không phản ánh độ lệch thay thế
Chỉ số CPI không phản ánh độ lệch thay thế
  • Chỉ số CPI không phản ánh sự thay đổi chất lượng hàng hóa

Trên thị trường hiện nay, các hàng hóa dịch vụ có xu hướng tăng về giá cả bởi hầu hết các sản phẩm đều được nhà sản xuất chú trọng nâng cao chất lượng. Vì vậy, việc tăng giá thành giống như là không tăng, cho nên giá cả cũng bị CPI phóng đại lên.

  • Không phản ánh được sự xuất hiện của các mặt hàng mới

Vì CPI sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên nó không phản ánh sự xuất hiện của những hàng hoá và dịch vụ mới. Với sự cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt mà chỉ số giá tiêu dùng lại không thể cập nhật những sản phẩm mới. Chính vì đó mà nó được đánh giá mức chi phí cao hơn thực tế.

Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng CPI

CPI không chỉ được thể hiện qua khái niệm CPI là gì? Mà chỉ số giá tiêu dùng CPI còn được dùng để biểu hiện mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân. Những nhà kinh tế sẽ dựa vào CPI để theo dõi hành vi mua hàng của người tiêu dùng qua từng mốc thời gian.

CPI là gì? Ý nghĩa
Ý nghĩa của chỉ số giá CPI

Ngoài ra, sự thay đổi của CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Nền kinh tế bị suy thoái, gây ra tình trạng khủng hoảng toàn cầu và thất nghiệp tăng cao, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Và khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát lên đến mức hơn 1000% thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

Ví dụ:

Một điển hình về siêu lạm phát ở Zimbabwe bắt đầu từ tháng 3 năm 2007. Với tỷ lệ hàng tháng vượt quá mức 50%, đây là cuộc siêu lạm phát khủng hoảng đứng thứ hai trong lịch sử toàn cầu, chỉ sau Hungary năm 1946. Và thời kỳ này một ổ bánh mì trị giá 300 tỷ đô, chi phí chi tiêu lên tới 250 đến 500 tỷ đô/một ngày. Điều này tạo nên một cuộc sống tồi tệ cho người dân trong nước.

Hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng CPI

Chỉ số CPI không áp dụng cho tất cả các nhóm người, nhóm khu vực, mà chỉ dựa trên nhu cầu chi tiêu cho một giỏ hàng hóa cố định ở vùng thành thị. Do đó ở các vùng nông thôn và khu vực miền núi, CPI không được thể hiện một cách chính xác. Từ đó không thể sử dụng CPI để chỉ mức giá tiêu thụ cho toàn bộ một quốc gia.

Bên cạnh đó, CPI chỉ tập trung vào nhu cầu tiêu dùng của một nhóm cá thể. Nên không thể đáp ứng hết mọi nhu cầu do mỗi người có một mục đích mua hàng là khác nhau.

Hơn thế nữa, nguyên nhân tăng hoặc giảm của giá cả cũng không được thể hiện trong CPI. Ví như, trong mùa dịch COVID-19 giá khẩu trang tăng lên gấp 2, gấp 3 lần so với ngày thường.

CPI là gì? Hạn chế
Hạn chế của CPI

Sự biến động của CPI đem lại những ảnh hưởng gì?

Mỗi một biến động tăng hay giảm CPI đều có ảnh hưởng nhất định đến hành vi mua hàng của người dân.

  • Khi CPI giảm

CPI giảm nghĩa là giá tiêu dùng giảm dẫn đến chi tiêu hộ gia đình cũng sẽ giảm theo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sẽ có lợi cho người dân. Bởi khi hàng hóa giảm giá thì chi phí nhân công cũng sẽ giảm, thu nhập cá nhân giảm làm cho điều kiện cuộc sống cũng khó khăn hơn.

CPI là gì? Khi CPI giảm
Khi CPI giảm
  • Khi CPI tăng

Khi giá cả tăng dẫn đến chỉ số tiêu dùng CPI tăng. Việc gia tăng giá các hàng hóa thiết yếu sẽ gây khó khăn cho các cá nhân có thu nhập thấp trong xã hội, khiến chất lượng cuộc sống trở nên kém hơn.

CPI là gì? Khi CPI tăng
Khi CPI tăng

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và nền kinh tế

Việc đo lường, phân tích, đánh giá chỉ số giá tiêu dùng CPI mang lại lợi ích to lớn cho việc chuẩn bị của người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ mỗi khi thị trường giá cả hàng hóa biến động, góp phần ổn định thị trường, ổn định nền kinh tế và ổn định cuộc sống của nhân dân.Thêm vào đó, chính phủ cũng sẽ dựa vào CPI để điều chỉnh mức lương cơ bản, quỹ bảo trợ xã hội hợp lí cho người dân.

CPI là gì?Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và nền kinh tế
Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và nền kinh tế

 

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ được dùng để xác định tỷ lệ lạm phát của một quốc gia trong khoảng thời gian xác định. Chỉ số CPI biến động sẽ giúp bạn xác định về tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm, từ đó làm chủ điều tiết nền kinh tế không để đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng siêu lạm phát.

CPI là gì?Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát
Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát

Một số hậu quả của lạm phát gây ra:

  • Tiền tệ không giữ được chức năng là thước đo giá trị, đồng tiền bị mất giá.
  • Nhà nước không còn làm chủ được nền kinh tế quốc gia, tạo nên sự hỗn loạn trong nền kinh tế.
  • Phân cách giàu nghèo xuất hiện rõ rệt.
  • Làm giảm sức mua, giảm khối lượng hàng hóa tiêu dùng, tăng đầu cơ tích trữ.
  • Đời sống người dân ngày càng cùng cực, an ninh xã hội mất kiểm soát.

Cuối cùng có thể đến nguy cơ suy tàn của cả một đất nước.

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi chuyển giao giữa các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước thành những nguồn vốn đưa vào đầu tư cho các doanh nghiệp. Với sự tác động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đến sự tăng trưởng của nền kinh tế những năm gần đây, một lần nữa thúc đẩy sự hội nhập và giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và thị trường tài chính thế giới. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích thị trường chứng khoán là một việc cần thiết mà nố phải thông qua chỉ số CPI.

Chứng khoán có tăng mạnh được hay không và tạo được con sóng mạnh hay không đều dựa vào sự tác động của dòng tiền lớn , mà dòng tiền lớn lại phụ thuộc phần lớn vào lạm phát CPI.

CPI là gì? Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và thị trường chứng khoán
Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và thị trường chứng khoán

Ngược lại khi lạm phát thấp, lãi suất cho vay thấp dân đến chi phí tài chính doanh nghiệp thấp doanh nghiệp ổn định lợi nhuận làm cho dòng tiền vào chứng khoán gia tăng mạnh.Hiện nay giá cả hầu hết nguyên liệu đầu vào đã tăng rất mạnh tạo ra tình trạng lạm phát chi phí đẩy. Chỉ số lạm phát CPI tăng lên gây cản trở dòng tiền mạnh vào chứng khoán khiến thị trường chứng khoán không thể có sóng mạnh , thậm chí còn giảm.

Tình hình chỉ số giá CPI của Việt Nam và một số quốc gia hiện nay

Chỉ số giá CPI của Việt Nam

So với năm 2019, bình quân năm 2020 chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 3,23%. Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 cũng tăng 2,31% so với bình quân năm 2019 (theo Tổng cục Thống kê). Nguyên nhân là do giá nhiên liệu trên thế giới tăng làm cho giá xăng dầu, giá gas tăng theo dẫn tới sự gia tăng của CPI.

CPI là gì? Chỉ số giá CPI của Việt Nam
Chỉ số giá CPI của Việt Nam

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2021 tăng 1,84% so với năm 2020. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Hơn thế nữa, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân năm trước. Lí giải cho mức tăng thấp trên chủ yếu là do đại dịch COVID vừa qua đã gây tổn hại nghiệm trọng tới nền kinh tế Việt Nam.

Chỉ số giá CPI của một số quốc gia

  • Hoa Kỳ

Khảo sát được tờ Wall Street Journal (WSJ) thực hiện với các nhà kinh tế cho thấy CPI của Hoa Kỳ trong tháng 12 năm 2021 tăng khoảng 7,1% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng trong tháng 12 năm 2021 là mức tăng cao nhất kể từ năm 1982 và là tháng thứ ba liên tiếp CPI vượt mốc 6%.

  • Trung Quốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc năm 2021, CPI của Trung Quốc tăng vừa phải ở mức 0,9% so với cùng kỳ năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước này trong 3/2022 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021 do sự biến động giá cả hàng hóa.

  • Nhật Bản

Theo công bố vào ngày 21/5 của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước này trong tháng 4 đã giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2020 và là tháng giảm thứ chín liên tiếp. Nguyên nhân được cho là do sự sụt giảm giá cước điện thoại lên đến 26,5% khi các nhà mạng triển khai các chiến dịch giảm giá dưới áp lực của chính phủ.

Một số biện pháp làm bình ổn chỉ số giá CPI trong thị trường hiện nay

Với việc tăng giá của các hàng hóa và dịch như hiện, việc đưa ra những biện pháp can thiệp, kiểm soát của chính phủ là một điều cần thiết. Vì thế, Bộ Tài chính đã đề các biện pháp cụ thể sau:

  • Theo dõi diễn biến giá cả thị trường của các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường.
  • Kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với mặt hàng hóa bình ổn giá.
  • Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá.
  • Điều hành chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát chỉ số lạm phát trong nước.
  • Chú trọng nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền về công tác điều hành giá.

Tổng kết

Như vậy chúng ta đã cùng nhau làm rõ khái niêm CPI là gì? Bên canh đó, chúng ta cũng đã tìm hiều những thông tin cần thiết khác xoay quanh chỉ số giá tiêu dùng CPI. Hy vọng những gì taichinhthinhvuong đã cung cấp sẽ mang đến nhứng trải nghiệm bổ ích cho bạn!

Bài viết tham khảo thêm:

Thặng Dư Vốn Cổ Phần Là Gì? Cách Tính Thặng Dư Vốn Cổ Phần

Lợi Nhuận Gộp Là Gì? 4 Lợi Ích Của Lợi Nhuận Gộp

About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}